Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Du Học Nhật Bản Ước Mơ Của Học Sinh, Sinh Viên Việt Nam

Khi nào thì hạt giống nhỏ niềm đam mê khám phá về Nhật Bản được gieo trong lòng bạn? Bạn biết gì về du học Nhật Bản? Nếu bạn biết nhưng chưa rõ, hãy để tôi kể cho bạn nghe…. 


Bạn biết đến Nhật Bản khi nào? Từ những cuốn truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình Nhật Bản xuất hiện đầu thập niên 90? Những chiếc ôtô chạy trên đường phố? Hay những món ăn Nhật Bản được ưa thích gần đây?…Trong khi bạn chưa trả lời được những câu hỏi đó thì khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Hãy thử nghĩ xem, trong nhà bạn có ít nhất một món đồ từ Nhật Bản – Đó là chiếc tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ,…v.v. Hay đơn giản hơn chỉ là chiếc “nồi cơm điện”.
Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã len lỏi vào tận ngõ ngách của thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy tại sao Nhật Bản lại có thể phát minh ra những thứ đó và xuất khẩu đi khắp thế giới? Câu trả lời rất đơn giản – Đó chính là hệ thống giáo dục tuyệt vời của Nhật Bản. Chính hệ thống giáo dục đó đã sản sinh ra những thế hệ con người tài năng, mỗi ngày lại có những phát minh đột phá nhằm tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ con người.
Ngoài Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã làm nên kỳ tích thì Văn hóa, Xã hội Nhật Bản cũng đóng góp 1 phần không nhỏ khiến thế giới phải thán phục. Nếu không xảy ra trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng hôm 11/03/2011 thì có lẽ trong mỗi chúng ta vẫn còn mơ hồ về cái gọi là “Văn hóa Nhật Bản”. Sẽ chẳng có nơi nào trên thế giới khi xảy ra thảm họa lại không có cảnh cướp bóc, hôi của….. Thay vào những cảnh tượng đó lại là một tinh thần đoàn kết của người Nhật trong hoạn nạn. Họ giúp đỡ nhau trong khó khăn và cùng nhau xây dựng lại nước Nhật trên đống hoàng tàn, như những gì họ đã làm được cách đây 67 năm.
Bên cạnh đó, Văn hóa làm việc của người Nhật đã trở thành văn hóa doanh nghiệp mà cả thế giới phải ca ngợi. Nhắc đến con người Nhật Bản, là người ta nghĩ đến truyền thống Samurai anh dũng, đến những cô thiếu nữ e ấp trong trang phục truyền thống Kimono, những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa cho riêng miền đất này. Hiện đại và truyền thống cứ thế đan xen trong một xã hội văn minh, trong dòng chảy bất tận của thời gian và không gian.

Sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng ngày 11/03/2011. Hoa anh đào vẫn đang ấp ủ chờ mùa khoe sắc. Ngọn núi Phú Sĩ vẫn hiên ngang trong gió lạnh mùa đông hệt như chàng dũng sĩ Samurai đứng oai hùng trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhật Bản vẫn vậy, vẫn khiến thế giới phải thổn thức mỗi khi nghĩ đến mảnh đất linh thiêng này.


Một đất nước hoàng kim bạn vẫn từng nghe nhắc đến là một nước thế nào? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về đất nước Nhật Bản, mời bạn tham khảo thống kê của chúng tôi sau đây:
  1. Nhật Bản là nước có thu nhập bình quân đầu người (GDP) đứng thứ 2 thế giới và gấp 30 lần Việt Nam. Có nghĩa là tổng lương trung bình của 1 người Việt Nam nhận được trong 2,5 năm chỉ bằng thu nhập trung bình của người Nhật trong vòng….1 tháng.
  2. Nhật Bản là nước sản xuất xe hơi thứ 1 thế giới. Tổng số xe hơi sản xuất tại Nhật Bản trong vòng 1 năm nếu xếp liền kề sẽ gấp 2,5 lần diện tích thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Tuổi thọ trung bình của người Nhật xếp thứ 1 thế giới. Điều này minh chứng cho chúng ta thấy môi trường sống của Nhật Bản tuyệt vời đến thế nào.
  4. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là thứ 3 thế giới sau Mỹ và Anh. Trong Top 20 trường Đại học hàng đầu thế giới thì có đến 16 trường của Mỹ, 3 trường của Anh và đại diện cuối cùng chính là Đại học Tokyo của Nhật Bản.
Một xã hội văn minh và thịnh vượng như Nhật Bản sẽ là điểm đến lý tưởng cho bất cứ ai biết nắm bắt cơ hội và có mong muốn thay đổi cuộc đời mình. Tôi đã thay đổi cuộc đời mình kể từ khi đặt chân đến Nhật Bản học tập và làm việc. Vậy còn bạn thì sao..?


Nếu gia đình bạn “nhiều tiền”, tôi khuyên bạn nên đến Anh, Úc, Mỹ…..để học tập. Vì chắc chắn rằng môi trường giáo dục tại những quốc gia này rất tốt. Và có một thực tế không thể phủ nhận là “độ oai” khi cầm những tấm bằng tốt nghiệp tại những quốc gia này sẽ lớn hơn khi bạn tốt nghiệp một trường đào tạo tại Nhật Bản.
Còn nếu gia đình bạn “ít tiền”. Bạn có ước mơ? Bạn muốn thay đổi bản thân? Hãy nghĩ đến du hoc Nhat Ban!
Có 1001 lý do và con đường để bạn đến Nhật Bản như: Tu nghiệp sinh, Xuất khẩu lao động, Du học,..v.v… Nhưng hay nghe lời khuyên của tôi. Cách tốt nhất để bạn thành công tại Nhật Bản, đó là bạn học tập tại Nhật Bản. Nếu bạn hoạch định tương lai bản thân mình một cách rõ ràng khi bạn đến Nhật Bản học tập tôi tin chắc bạn sẽ thành công và trở thành người có ích cho xã hội. 
Nếu…..
Học để hiểu biết – Chắc chắn bạn sẽ thỏa mãn khi đến Nhật Bản học tập. Vì cả thế giới phải nghiêng mình thán phục những thành tựu của Nhật Bản đã đạt được, thì không có lý do gì để nghi ngờ về nền giáo dục nơi đây. 
Nếu…..
Học để mưu sinh – Bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Nhật Bản là quốc gia duy nhất cho phép bạn được đi làm thêm 28h/1 tuần (lương 10,5 USD/1h) trong thời gian bạn học tập và toàn thời gian 56h/1 tuần trong các kỳ nghỉ (2 tháng/ 1 năm). Nếu so với Mỹ ( làm thêm 20h/1 tuần – lương 8 USD/1h), Anh (làm thêm “10h – 20h/1 tuần” – lương 9 USD/1h), Úc (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h), Canada (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h) ………thì du học Nhât Bản là điểm đến lý tưởng cho con nhà nghèo.
Nếu…..
Học để làm người – Hãy nhìn vào những gì người Nhật đã làm trong hoạn nạn, bạn sẽ học được giá trị làm người từ những bài học đó. 
Nếu…..
Học để xây dựng đất nước –  Hãy nhìn vào thành quả sau 26 năm đổi mới của đất nước. Bạn sẽ thấy tầng lớp tri thức đóng góp được rất nhiều để Việt Nam phát triển được như ngày nay.
Các bạn thân mến! Việc đi du hoc Nhat đó là kế hoạch của cuộc đời bạn. Là những bước đi chập chững đầu tiên để biến giấc mơ thành sự thực. Nhật Bản không chỉ có du học, còn có rất nhiều mục tiêu khác nữa, nhưng nếu bạn vẫn còn băn khoăn về giấc mơ này. Kính mời các bạn đón đọc


Tìm Hiểu Võ sĩ SUMO Nhật Bản

Sumo không đơn thuần là môn võ dùng để tranh tài, ở đó còn thể hiện những nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của người Nhật.
Sumo ra đời cách nay 1.500 năm trên tinh thần là một môn đấu vật thể hiện sức mạnh. Sau đó, người ta dùng nó trong nghi lễ bói toán để dự đoán xem vụ mùa có bội thu hay không. Đến thế kỷ 18, sumo phát triển thành một hình thức giải trí quần chúng rất được yêu thích. Ngày nay, sumo không chỉ gói gọn trong các cuộc tranh tài dành cho những võ sĩ chuyên nghiệp mà còn được xem như môn thể thao rèn luyện tinh thần và sức khỏe cho các em nhỏ.

duhochoasen5


Những năm gần đây, người nước ngoài cũng rất quan tâm đến sumo. Số lượng võ sĩ sumo chuyên nghiệp người ngoại quốc không ngừng gia tăng.
Hai võ sĩ có thân hình đồ sộ, mỗi người khoảng hơn 100 kg, đang lao vào nhau và cố sức quật ngã đối phương là hình ảnh nổi tiếng trong môn võ Sumo của Nhật Bản. Theo qui định, hai võ sĩ sumo thi đấu trong một vòng tròn, ai đẩy được đối thủ ra khỏi vòng hoặc làm cho bất kỳ một bộ phận trên người đối thủ, trừ lòng bàn chân, chạm đất sẽ giành chiến thắng. Trên khán đài, khán giả đủ mọi thành phần, lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến các bậc cao niên, từ đàn ông cho đến phụ nữ … cuồng nhiệt cổ vũ cho cuộc đấu.
Võ đài thi đấu của các võ sĩ sumo được gọi là Dohyo với đường kính 4,55 mét. Vòng tròn được bện bằng rơm khô nằm lọt thỏm bên trong cái bệ cao hình vuông làm từ đất sét trộn với cát. Bên trên võ đài dohyo là mái che treo Tsuriyane được thiết kế cầu kỳ. Mái che mô phỏng theo kiến trúc của mái đền Thần Đạo. Điều này thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tín ngưỡng Thần Đạo trong sumo.
Võ đài đúng qui tắc phải được thiết kế dựa trên 3 yếu tố cơ bản mang tính biểu tượng như sau: mái che treo tsuriyane hình tam giác, võ đài dohyo có hình tròn và phần bệ của võ đài hình vuông Võ đài sumo là không gian linh thiêng tượng trưng cho một ngôi đền Thần đạo.

duhochoasen4
hoasen


Trong 1 trận đấu, sự thắng bại của mỗi võ sĩ được định đoạt rất nhanh. Mỗi trận đấu sumo thường chỉ kéo dài vài giây đến 1 phút. Võ sĩ được xem là chiến thắng khi đẩy đối phương ra khỏi vòng tròn dohyo hoặc quật ngã đối phương xuống sàn đấu.
Trọng tài trong trận đấu sumo được gọi là Gyoji. Ngoài nhiệm vụ phân định thắng thua, trọng tài còn chủ trì các nghi thức Thần đạo liên quan đến trận đấu.
Cũng như các đấu sỹ, trọng tài cũng có nhiều cấp bậc, cấp cao nhất gọi là Tate-gyoji. Những trọng tài ở cấp bậc này mặc trang phục truyền thống giống như các vị thầy tu trong Thần Đạo. Khi điều khiển một trận đấu, tay phải trọng tài cầm 1 cây quạt gỗ, trên thắt lưng giắt 1 chiếc dao găm.
Võ sĩ sumo chuyên nghiệp được gọi là Ozumo. Danh sách thể hiện đầy đủ tên của từng võ sĩ và cấp bậc của họ được gọi là Banzuke. Banzuke được trình bày theo quy tắc rõ ràng, tên của những võ sĩ có cấp bậc cao nhất – tức những Yokozuna – nằm ở hàng trên, viết bằng chữ to, in đậm trong khi tên của những võ sĩ cấp bậc thấp nhất – những Jonokuchi – nằm ở hàng dưới, viết bằng chữ nhỏ, nét mảnh. Bảng danh sách banzuke được công bố trước khi giải đấu bắt đầu khoảng 2 tuần.
Mỗi năm, tại Nhật Bản, người ta tổ chức 6 giải đấu sumo chuyên nghiệp. Mỗi giải đấu kéo dài trong khoảng 15 ngày. Đối với các võ sĩ sumo, các giải đấu này rất quan trọng, nếu võ sĩ nào giành chiến thắng trong nhiều vòng đấu của mỗi giải, cấp bậc của họ sẽ được nâng lên, ngược lại nếu không giữ được phong độ họ sẽ bị hạ bậc.

hoasen1 hoasen2


Trước khi trận đấu bắt đầu, trọng tài cầm một chiếc quạt giấy đưa ra trước mặt và xướng to tên của hai võ sĩ bằng giọng ngâm đặc biệt. Hai võ sĩ được xướng tên bước lên võ đài, tiến vào vòng tròn dohyo, họ cùng thực hiện một số nghi thức bắt buộc. Trước tiên, cả hai thực hiện tư thế ngồi xổm, họ dang rộng hai cánh tay và bàn tay mở ra chứng tỏ không có mang vũ khí. Kế đến là nghi thức Shikiri, tức chuẩn bị giao chiến. Hai võ sĩ đứng đối diện nhau rồi khom lưng thấp xuống, dùng nắm tay cung lại thành quyền chống xuống mặt đất tại vạch trắng phân chia ranh giới của 2 võ sĩ trên sàn đấu. Mắt họ nhìn thẳng về phía đối phương.
Sau nghi thức Shikiri, hai võ sĩ đứng lên bước ra khỏi vòng tròn dohyo. Họ dùng muối rải khắp sàn đấu với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và chứng minh mình trong sạch.
Tiếp theo là nghi thức Tachi Ai, tức chạm mặt. Đó là lúc hai võ sĩ ngồi xổm, tay cung lại, mắt nhìn thẳng vào mặt nhau. Trong tích tắc, cả hai chợt đứng lên và lao vào nhau giao chiến. Ðây là hình thức mở màn cho trận đấu mang tính đặc trưng của môn Sumo. Bởi lẽ, hai võ sĩ không cần đợi hiệu lệnh từ trọng tài mà họ tự quyết định giao chiến sau khi đã chuẩn bị tinh thần và tư thế qua nghi thức Shikiri.
Để chiến thắng, các võ sĩ cần phải vật ngã đối thủ xuống đất hay đẩy đối thủ ra khỏi vòng tròn trên võ đài. Khi thi đấu, võ sĩ chỉ được phép kéo dây đai mawashi quanh bụng của đối phương, không được phép kéo dây đeo quanh háng. Đối với những võ sĩ có thành tích đặc biệt trong trận đấu, sau khi giành chiến thắng họ sẽ nhận tiền thưởng từ tay trọng tài ngay trên sàn đấu.





Du Học Nhật Bản Tự Túc

Du học tự túc tại Nhật như thế nào?

Hằng năm Nhật Bản đón nhận hàng trăm ngàn du học sinh đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. Được sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ Nhật Bản nhằm giao lưu học hỏi, trao đổi văn hóa, cấp nhiều chương trình học bổng khác nhau và nhẹ nhàng trong việc xét hồ sơ du học mà hằng năm số lượng du học sinh sang Nhật học ngày một tăng nhanh. Theo tính toán sơ bộ, số lượng du học sinh đi học tại Nhật theo diện tự túc chiếm đến 95,8% và đi theo diện học bổng Chính phủ hay các chương trình học bổng khác chỉ chiến 4,2%.
Như vậy số lượng du học tự túc là phương thức lựa chọn tốt nhất cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn nắm về chương trình du học tự túc như thế nào nhé!
Du học tự túc tại Nhật có 3 hình thức khác nhau:
1/  Du học tiếng Nhật:
Là chương trình đào tạo tiếng Nhật từ 1 đến 2 năm dành cho đối tượng chưa biết tiếng Nhật hoặc tiếng Nhật chưa đủ giỏi để vào học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,… hoặc có mục đích học giỏi tiếng Nhật để đi làm. Hiện nay trên toàn quốc Nhật Bản có gần 500 trường Nhật ngữ có chương trình đào tạo tiếng Nhật này dành cho du học sinh. Ngoài ra, tại 52 Trường đại học dân lập, 11 Trường đại học ngắn hạn còn có Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) nơi cung cấp chương trình giáo dục dự bị (bao gồm giáo dục tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản) cho các đối tượng chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học.
Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) của các Trường Đại học dân lập
Khoa Du học sinh là khoa có chương trình giáo dục dự bị dành cho những du học sinh, nghiên cứu sinh chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học, Đại học ngắn hạn. Đây là chương trình giáo dục chính quy nằm trong chương trình giảng dạy của một Trường Đại học. Nội dung chương trình bao gồm dạy tiếng Nhật, văn hoá Nhật Bản và những kiến thức cần thiết khác về Nhật Bản.
Nhật Bản có 52 Trường Đại học dân lập và 11 trường Đại học ngắn hạn dân lập có Khoa Du học sinh. Bạn phải căn cứ vào mục đích du học, lĩnh vực cần học, chương trình dự định sẽ học sau khi học xong Nhật ngữ mà chọn Trường đại học có Khoa Du học phù hợp. Nếu bạn dự định học tiếp lên Cao học của trường có Khoa Du học mà bạn chọn, tuỳ mỗi trường có cách tuyển chọn riêng nhưng cũng có trường có chế độ cho chuyển thẳng từ Khoa Du học lên Đại học.
Các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ công nhận (có khoảng 500 trường)

Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ tiến hành đánh giá và công nhận các trường dạy tiếng Nhật. Nếu bạn dự định học tiếng Nhật tại một trường Nhật ngữ nào đó để chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học thì bạn phải kiểm tra xem trường đó có đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ đặt ra không.
Các chương trình đào tạo tiếng Nhật hoặc chương trình giáo dục dự bị này chủ yếu xét tuyển dựa trên hồ sơ. Sau khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật này, một số du học sinh thì đi làm ngay (tại Nhật hoặc về Việt Nam), một số thì học tiếp theo các hình thức (2) hoặc (3) dưới đây tuỳ theo năng lực.

2/  Du học diện nghiên cứu sinh:

Nghiên cứu sinh là cơ chế riêng của Nhật Bản, theo đó sinh viên không thuộc diện sinh viên chính quy, được phép tiến hành nghiên cứu một đề tài nào đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư trong một học kỳ hoặc một năm và không được cấp một loại bằng nào vào cuối khoá học. Rất nhiều du học sinh đã vào học khoá này 1 năm để chuẩn bị ôn thi vào Cao học (Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ). Tuy nhiên, không phải tất cả các du học sinh sau khi tham dự khoá Nghiên cứu sinh này đều thi đỗ vào Cao học, một số du học sinh thi trượt đã phải về nước. Ngoài ra, cũng có một số Trường Đại học hay một số khoa lại bắt buộc muốn du học sinh tham dự khoá Nghiên cứu sinh trước khi thi vào Cao học.
Du học sinh khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật nhưng chưa đủ điều kiện thi vào Cao học thường chọn vào học Khoá Nghiên cứu sinh này để chuẩn bị ôn thi vào Cao học. Ngoài ra, một số du học sinh khi vẫn còn ở nước ngoài nhất là những người đã biết tiếng Nhật cũng có thể nộp hồ sơ và được chấp thuận vào học Khoá này vì điều kiện tuyển chọn vào học Nghiên cứu sinh không khắt khe bằng tuyển chọn vào Cao học.

3/  Du học dài hạn:

Là chương trình đào tạo chính quy lấy học vị cử nhân Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường Cao đẳng, Dạy nghề, Đại học của Nhật Bản. Để vào học các chương trình chính quy, du học sinh cần phải trải qua một kỳ thi đầu vào. Phần lớn các kỳ thi đầu vào đều tổ chức tại Nhật Bản. Thông thường, du học sinh sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản như giới thiệu ở trên sẽ tham dự các kỳ thi đầu vào này để học tiếp lên các chương trình đào tạo chính quy. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho những người đã học tiếng Nhật ở nước ngoài không cần sang Nhật để tham dự kỳ thi đầu vào này, từ năm 2002 các Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) đã bắt đầu tổ chức Kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU) tại nước ngoài.

Theo chương trình trao đổi sinh viên giữa các Trường đại học ở Nhật Bản và Việt Nam có ký kết hợp tác. Thời gian du học thông thường khoảng 1 năm.
    Nguồn: www.duhocnhatbanaz.edu.vn
 
_________________________________________________________________________

Học và làm việc tại Nhật bản
Sau khi nhập học tại trường nếu du học sinh muốn đi làm thêm trong thời gian học, nhà trường sẽ giới thiệu việc làm cho học sinh để có thu nhập trang trải cuộc sống cho những năm tiếp theo.

viec lam tai nhat
Bạn muốn làm việc ở đâu tại Nhật bản, công ty hay xí nghiệp nào hộ đều đánh giá năng lực làm việc thật sự của bạn mà họ trả mức thu nhập cho bạn theo năng lực ấy là điều hiển nhiên. Ở Việt Nam cũng vậy, người học hết chương trình Học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học hay Cao học


Hiện nay, Nhật Bản là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn du học, số lượng du học sinh có nhu cầu đi du học nước ngoài nói chung
visa nhat ban 
Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất (Số điện thoại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ tư pháp Nhật: 03-3580-4111

 HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN GỒM CÓ:
1.   Giấy khai sinh (1 bản sao gốc)
2.   Bằng THPT hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có'' (1 bản sao + gốc)

I, Điều kiện vào Cao đẳng, Đại học tại Nhật bản
Nếu bạn không đủ một trong những điều kiện dưới đây thì sẽ không được tiếp nhận vào đại học Nhật bản.


Hỏi: Thế mạnh của chương trình du học Nhật Bản là gì? Tôi có thể theo học những vùng nào?
Đáp: - Thế mạnh của chương trình du học Nhật Bản chính là “Vừa đi học và vừa đi làm”.




BÀI VIẾT XEM NHIỀU